Thực hiện các thủ tục hồ sơ pháp lý – Hồ sơ môi trường cho Doanh nghiệp

HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG

Công ty Tiến Nam Phát là đơn vị chuyên thực hiện các hồ sơ pháp lý cũng như lập các hồ sơ môi trường cần thiết đối với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các dự án đang xin giấy phép đầu tư cũng như đã và đang hoạt động:

A. Hồ sơ pháp lý:

– Xin chủ trương thành lập dự án.
– Thay đổi, bổ sung, làm mới Giấy chứng nhận đầu tư.
– Giấy phép kinh doanh,..
– Hồ sơ phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.
– Hồ sơ xin khoan hoặc trám lấp giếng khoan.

B. Hồ sơ môi trường.
I. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

1. Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a) Quy định tại Phục lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP
b) Đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13;
* Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
* Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
* Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải lập lại trong các trường hợp sau đây:
1. Dự án thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai dự án trong thời hạn 24 tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường là việc chủ dự án không triển khai thực hiện hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường chưa đi vào vận hành phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, bao gồm:a) Tăng quy mô, công suất (mở rộng dây chuyền sản xuất chính, bổ sung công trình, hạng mục chính) của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của dự án; thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Mở rộng quy mô đầu tư của khu công nghiệp; bổ sung vào khu công nghiệp ngành nghề đầu tư thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại nhóm I và nhóm II Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

II. Lập Kế hoạch bảo vệ môi trường.

1. Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
a) Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
b) Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

III. Đăng ký sổ chủ nguồn thải, chất thải nguy hại(Theo hướng dẫn Thông tư 36/2015/TT-BTNMT).

Đối tượng đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH.
2. Nguyên tắc xác định chủ nguồn thải CTNH:
a. Việc xác định chủ nguồn thải CTNH để đăng ký chủ nguồn thải và quản lý CTNH phải căn cứ vào nơi phát sinh CTNH;
b. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH bên ngoài cơ sở của mình phải có văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân quản lý nơi phát sinh về việc lựa chọn giữa một trong hai đối tượng này để đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp CTNH phát sinh do sự cố hoặc trường hợp bất khả kháng;
c. Chủ nguồn thải CTNH được đăng ký chung cho các cơ sở phát sinh CTNH do mình sở hữu hoặc điều hành trong phạm vi một tỉnh hoặc được lựa chọn một điểm đầu mối để đại diện đăng ký chung đối với cơ sở phát sinh CTNH có dạng tuyến trải dài trên phạm vi một tỉnh;
3. Các đối tượng không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mà chỉ phải đăng ký bằng báo cáo quản lý CTNH định kỳ:
a. Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 (một) năm;
b. Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600 (sáu trăm) kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là Công ước Stockholm);
c. Cơ sở dầu khí ngoài biển.

IV. Thực hiện hồ sơ khai thác nước dưới đất, khai thác nước mặt, xin xả thải vào nguồn tiếp nhận… (Theo hướng dẫn Thông tư 27/2014/TT-BTNMT).

Áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thời gian xin gia hạn lại các giấy phép đã được cấp: Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin gia hạn giấy phép trước 03 tháng tính từ ngày giấy phép hết hiệu lực.
Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất:
1. Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất bao gồm:
a. Khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm ba (03) năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép;
b. Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu;
c. Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ;
d. Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn một (01) km tới các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác;
e. Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng.
2. Căn cứ đặc điểm của các tầng chứa nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất, yêu cầu quản lý của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mực nước hạ thấp cho phép, nhưng không vượt quá một nửa bề dày của tầng chứa nước đối với tầng chứa nước không áp, không vượt quá mái của tầng chứa nước và không được sâu hơn 50 m tính từ mặt đất đối với các tầng chứa nước có áp.
3.Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực quy định tại Khoản 1 Điều này và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.

V.Thực hiện thủ tục nghiệm thu công trình xử lý môi trường tại các cơ quan chức năng.

Áp dụng đối với Cơ sở đã có quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường đã tiến hành thi công hoàn chỉnh các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (hệ thống xử lý nước thải, khói thải …) phục vụ giai đoạn sản xuất.

VI.Thực hiện thủ tục rút tên Doanh Nghiệp ra khỏi danh sách gây ô nhiễm môi trường theo Quyết định số 1788/2013/QĐ-TTG.

Áp dụng đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có tên tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 1788/2013/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (dưới đây gọi tắt là cơ sở); các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

VII. Kê khai phí nước thải, Báo cáo quản lý chất thải nguy hại, Báo cáo tình hình sử dụng nước ngầm, xả thải …

Đây là trách nhiệm đối với các Cơ sở đã có Giấy phép khai thác nước ngầm, nước mặt, xả thải, Sổ quản lý CTNH … đối với cơ quan chức năng quản lý hồ sơ.

 

Tags: Cho thuê HTXL nước cấp – nước thải – khí thải / Thu gom rác thải Công Nghiệp – Nguy Hại – Phế liệu – Mùn Cưa / Thực hiện các thủ tục hồ sơ pháp lý – Hồ sơ môi trường cho Doanh nghiệp / Xử lý tẩy sơn cho móc sắt – Gia công và sửa chữa móc sắt – Vệ sinh công cụ lao động / Tư vấn – Thiết kế – Thi công lắp đặt hệ thống PCCC / Vận hành – Bảo trì HTXL nước cấp – nước thải – khí thải / Tư vấn – Thiết kế – Thi công – Lắp đặt HTXL nước thải, nước cấp, khí thải / Cung cấp Máy móc – Vật tư – Thiết bị – Hóa chất – Vi sinh xử lý môi trường

Đến với Tiến Nam Phát Khách hàng luôn an tâm:

Cung cấp các thiết bị mới nhất - tốt nhất đã được tuyển chọn từ các Nhà sản xuất

  • Đảm bảo chất lượng cao
  • Giá cả phù hợp
  • Dịch vụ hậu mãi:
  • Nhanh chóng
  • Chính xác
  • Chuyên nghiệp

Rất hân hạnh được hợp tác!

0797 391 475 - 0905 425 625